Tommy Emmanuel: Sức mạnh của nguồn cảm hứng (phần 1)

090429-F-3213M-025

Cách chơi của Tommy Emmanuel thực sự đáng kinh ngạc – nhưng câu chuyện của ông còn tuyệt vời hơn thế.

Câu chuyện về Tommy Emmanuel là một câu chuyện đầy thú vị, và cũng là câu chuyện về nguồn cảm hứng. Ông là một trong số ít người được lựa chọn và vinh danh là “Certified Guitar Player” bởi nghệ sỹ guitar Chet Atkins – người truyền cảm hứng nhiều nhất cho Tommy khi ông còn là một cậu bé. Khi Tommy trò chuyện với người khơi dậy đam mê cho ông nhiều nhất, ông đã thể hiện sự biết ơn, và cảm tạ cho cơ hội được truyền cảm hứng tới nhiều người khác nữa. Sự thực là một số người đã sống với thắc mắc khi lớn lên họ sẽ trở thành người như thế nào. Với Tommy, câu hỏi đó thực sự đã có lời đáp rõ ràng. Ông đã tiếp xúc với tất cả thể loại nhạc, cho dù ông sinh ra và lớn lên tại một vùng quê nghèo ở Úc. Ông nhớ lại mình chưa từng được nhìn thấy thành phố cho tới năm 15 tuổi. Anh trai của ông – Phil là người chơi lead guitar (hay “melody guitar”). Và vào năm Tommy 4 tuổi, mẹ của ông là người đã mua cho ông cây guitar đầu tiên.

Đó là cây guitar hiệu Maton, tương đương với hãng Aussie của Fender (Mỹ). Bill May và em trai Reg đã lập ra công ty Maton (trại âm của “May tone”) để làm ra những cây guitar sau chiến tranh thế giới thứ 2. Đến giờ Tommy vẫn dùng guitar hiệu Maton. Mẹ của ông đã chỉ cho ông vài hợp âm cơ bản, và thời gian ngắn sau ông đã có thể chơi cùng mẹ, sau đó bắt đầu chơi đệm cùng với anh trai Phil chơi lead. Ba mẹ của Tommy đều ủng hộ những đứa con của mình phát triển tài năng âm nhạc. Tommy nhớ lại người cha của mình, một kỹ sư cơ khí, là một người có thể sửa tất cả mọi thứ – nhưng lại vô cùng say mê âm nhạc. Từ cha, Tommy đã học được rằng sống là vì công việc, và duy trì nó, nhưng phải bảo vệ những điều quan trọng với bản thân và đảm bảo rằng không bao giờ đánh mất chính mình.

Tommy và người anh em của mình, Chris – chơi trống, Phil – chơi lead và Virginia – chơi lap steel đã chơi nhạc trên đường phố từ khi còn trẻ. Ban đầu, cha của họ là người quảng bá và giới thiệu tích cực. Sau khi ông mất, huyền thoại nhạc đồng quê người Mỹ Buddy Williams là người nâng đỡ những đứa trẻ này, cho tới khi Hiệp hội bảo vệ trẻ em buộc ông ngừng lại. Vào khoảng 15 tuổi, để tiếp tục sự giáo dục chính thống hơn, Tommy đã tới Sydney để theo đuổi sự nghiệp âm nhạc. Ông đã bắt đầu chơi nhạc tại các câu lạc bộ và làm việc tại hãng thu âm, chơi một vài đoạn nhạc và thậm chí là làm các bản thu âm cho Air Supply và Men At Work.

Trong 4 năm gần đây (2005-2009), ông đã chơi khoảng 340 concert mỗi năm, trên khắp thế giới – một lịch trình nghiêm ngặt, nhưng tình yêu với việc biểu diễn và khám phá văn hóa khắp nơi trên thế giới đã tiếp thêm nghị lực và tinh thần cho ông. Tommy đã nói, được chơi nhạc, chính là điều giúp ông tiếp tục tiến lên và luôn trẻ khỏe. “Khi mà việc di chuyển trở nên khó khăn, bạn phải lết mông tới chặng cuối, bởi bạn nhận ra rằng đó là nơi bạn thuộc về”. Khi được

hỏi về lý do vì sao có thể chơi nhạc và đi diễn nhiều tới vậy, Tommy trả lời, “Có tiếng gọi trong tôi thôi thúc, tôi cần chơi nhạc, tôi đi khắp nơi để chơi nhạc. Và khi tôi chơi, có điều gì đó rất tuyệt mà người nghe cảm nhận được. Tôi không rõ đó gọi là gì….Không có một lời gợi mở nào cho tôi, nhưng tôi biết đó là điều quan trọng nhất trong cuộc đời mình….và đương nhiên, như bất cứ người chơi nhạc nào trên hành tinh này, tôi luôn cố gắng để tiến bộ hơn. Nhưng đồng thời, điều đó còn có ý nghĩa sâu xa hơn cả đối với tôi.”

_Lê Hồng Vân_

(Vietnam Fingerstyle Guitar Organization)
(Dịch từ: http://www.talkinguitars.com/guitar_stories/tommy_emmanuel.html)

Lê Hồng Vân

Lê Hồng Vân

Leave a Replay